Giới thiệu Neverland

Neverland - Nhà của bé, ra đời vào cuối năm 2019 với mong muốn là nơi hỗ trợ cho trẻ có các khó khăn trong việc phát triển, đặc biệt là những năm đầu đời. Với kinh nghiệm trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, trẻ có khó khăn trong học tập, gặp các vấn đề về ngôn ngữ, lời nói,... chúng tôi hiểu rằng thời gian vàng trong những năm đầu đời là cực kỳ quan trọng và quý báu đối với các con để tham gia vào các chương trình can thiệp sớm.​

Hành trình đi cùng con, phải nói thật, là một thử thách không chỉ của riêng chúng tôi, mà trên hết, là trăn trở của rất nhiều bố mẹ, phụ huynh. Do đó, Neverland mong muốn được cùng đồng hành và san sẻ cùng bố mẹ trên chặng đường phát triển đầy thử thách của các con!


Neverland

Posted in

Spread the love

TẠI SAO TRẺ CẦN CHƠI ĐÙA?



Chơi chính là cách để trẻ cải thiện vận động tinh - thô, nhận thức, kỹ năng tương tác xã hội và giao tiếp.
Để phát triển kỹ năng chơi, chúng ta cần thiết lập môi trường phù hợp, khuyến khích trẻ chơi từ việc chọn lựa món đồ chơi nào, món nào phù hợp mặc khác những món nào giúp trẻ đạt được những kỹ năng mà mình mong muốn. Ngoài ra, cha mẹ, giáo viên nên làm mẫu các cách chơi khác nhau với món đồ chơi, trò chơi ấy.
Vì sao trẻ cần chơi đùa?
Trước tiên, cha mẹ và giáo viên phải xác định được mức độ chơi của trẻ. Đối với trẻ bình thường sẽ đạt được các cấp độ chơi khác nhau, nhưng một số trẻ tự kỷ có thể chỉ chơi được ở giai đoạn đầu.
Sau đây là các mức độ chơi khác nhau về mặt xã hội và nhận thức:

1. Mức độ chơi về mặt xã hội

– Chơi không có chủ đích (giai đoạn từ lúc sinh đến 3 tháng tuổi): Trẻ không tham gia vào trò chơi mà thường ở một chỗ và quan sát môi trường xung quanh trẻ.
– Chơi (độc lập) một mình (giai đoạn trẻ từ 3 đến 18 tháng): Trẻ thường chơi một mình và không quan tâm đến các trẻ khác. Trẻ chỉ tập trung vào một hoạt động của bản thân mình.
– Chơi quan sát (có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường là ở giai đoạn trẻ mới biết đi): Trẻ thích xem những trẻ khác chơi nhưng không tham gia vào những trò chơi này.
– Chơi song song (giai đoạn trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi): Đây thường là giai đoạn mà trẻ đã sẵn sàng cùng tham gia chơi đồ chơi. Mức độ chơi này là khi trẻ chơi đồ chơi tương tự trẻ khác. Trẻ có thể không tương tác với các trẻ khác nhưng chơi cạnh bên nhau và có thể bắt chước các hành động của nhau.
– Chơi kết hợp (giai đoạn trẻ 3 đến 4 tuổi): Đây là giai đoạn trẻ chơi với trẻ khác vì chúng thích chơi với nhau, nhưng chúng không tham gia vào các hoạt động có tổ chức. Chúng tham gia vào trò chơi mà không có mục đích cụ thể.
– Chơi hợp tác (giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo): Ở mức độ chơi hợp tác, trẻ chơi cùng nhau và tổ chức một hoạt động, và những người tham gia được phân công các vai trò khác nhau. Ví dụ chơi giả vờ cùng xây nhà, xây trang trại từ các khối lego và có động vật trong trang trại.

2. Mức độ chơi về mặt nhận thức

– Chơi khám phá qua các giác quan (giai đoạn từ lúc sinh ra đến 2 tuổi) – trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết về môi trường. Trẻ có thể khám phá đồ vật hiện tượng mới bằng cách cho các thứ vào mồm, sờ, gõ vào nhau, lắc, ném hoặc ngắm nhìn vật đó.
- Chơi người – người: đây là giai đoạn mà trẻ thích thú với các trò chơi tương tác trực tiếp với người chăm sóc trẻ (mà không có đồ chơi)
– Chơi đúng chức năng – Trẻ bắt đầu từ các hoạt động đơn giản chơi đúng với chức năng được thiết kế của đồ chơi/đồ vật, cho tới các hoạt động chơi giả vờ đầu tiên như giả vờ trên bản thân trẻ. Cụ thể:
2.1. Chơi đơn giản: bao gồm các hoạt động như đẩy ô tô qua lại, đóng mở cửa ngôi nhà, và các trò chơi nhân quả như ấn phím đàn đồ chơi, gõ trống, lắc xúc xắc. Các hoạt động tách, gỡ đồ chơi (thay vì ghép chồng hoặc xây cao) cũng được xếp vào mức độ đơn giản.
2.2/ Chơi kết hợp: Bắt đầu là các hoạt động như ghép bảng ghép hình, thả các hình khối vào xe thả hình, trò chơi lồng cốc hoặc thả các hình tròn vào tháp. Chơi kết hợp còn bao gồm các hoạt động như chồng cao, ghép các nửa hoa quả cắt dán, ghép các loại bánh. Cao hơn nữa là các hoạt động lắp ghép để xây được các mô hình như nhà, ô tô, cầu, v.v.
2.3. Chơi biểu tượng và chơi có quy luật
Mức độ cao nhất là các các trò chơi giả vờ đơn giản trên bản thân (giai đoạn tiền biểu tượng), như trẻ giả vờ lấy thìa xúc cho mình hoặc giả vờ trên búp bê, nhưng trẻ vẫn là chủ thể chơi, lấy điện thoại đồ chơi giả vờ gọi điện, v.v.
– Chơi biểu tượng (giai đoạn trẻ từ 2 đến 5 tuổi) – Trẻ bắt đầu sử dụng đồ vật này để thể hiện các đồ vật khác. Ví dụ: trẻ có thể sử dụng thìa như là một chiếc micro hoặc sử dụng một cái hộp là chiếc ô tô. Các hoạt động chơi biểu tượng khác bao gồm búp bê hoặc nhân vật là chủ thể chơi, hoặc đóng vai theo các tình huống xã hội (như trẻ là bác sỹ, là ca sỹ, v.v.). Trẻ có thể phân công cho những người khác và tham gia vào một nhiệm vụ phức tạp gồm nhiều bước như là giả vờ nấu một bữa ăn.
- Chơi có quy luật (trẻ từ 6 tuổi trở lên) – Trẻ tham gia vào các hoạt động chơi có luật và nguyên tắc chơi như là đuổi bắt, trốn tìm hoặc cá ngựa, cờ vua…
Nguồn tài liệu:
Wolfberg, P. (1995). Enhancing children’s play. Teaching children with autism, 193-218.
Lifter, K., Sulzer-Azaroff, B., Anderson, S. R., & Cowdery, G. E. (1993). Teaching play activities to preschool children with disabilities: The importance of developmental considerations. Journal of Early Intervention, 17(2), 139-159.
A365 vietnam
Neverland

Posted in

Spread the love

ĐEO KHẨU TRANG PHẢI ĐÚNG CÁCH

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO khẳng định, đeo khẩu trang giúp kiểm soát và phòng ngừa nhiều loại dịch bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên khẩu trang chỉ có hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách



Ông Seto Wing Hong đại diện của WHO hướng dẫn cách sử dụng khẩu trang đúng cách.
*Video do Quick Take của Bloomberg thực hiện.
*Via: VTV2 Chất lượng cuộc sống
*Vietsub: VTV2 Chất lượng cuộc sống
Lưu ý: Video chỉ mang tính chất tham khảo, trên thực tế bạn cần tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng cho từng loại khẩu trang

Neverland

Posted in

Spread the love

WHO HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VIRUS CORONA

Khuyến nghị của WHO nhằm hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng thông qua các biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Thường xuyên làm sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn như cồn hoặc xà phòng và nước;
- Khi ho và hắt hơi phải che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc sử dụng khăn giấy. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng và rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;
- Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai bị sốt và ho;
Nếu bị sốt, ho và khó thở cần đến ngay các cơ sở y tế và tránh tiếp xúc với người khác. Thông báo cho cơ sở khám chữa bệnh lịch trình đi lại, du lịch, có tiếp xúc với ai hay không.
- Không tiếp xúc với động vật hoang dã, động vật nghi ngờ mắc bệnh. Không đến các chợ động vật hoặc khu vực ghi nhận nhiễm virus corona.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, không sử dụng các sản phẩm động vật sống gồm: thịt, trứng, sữa, nội tạng,... Nấu chín kỹ các sản phẩm từ động vật, KHÔNG ăn tái. Không để thực phẩm chín lẫn với thực phẩm sống.


---
WHO’s standard recommendations for the general public to reduce exposure to and transmission of a range of illnesses are as follows, which include hand and respiratory hygiene, and safe food practices:
Frequently clean hands by using alcohol-based hand rub or soap and water;
- When coughing and sneezing cover mouth and nose with flexed elbow or tissue – throw tissue away immediately and wash hands;
- Avoid close contact with anyone who has fever and cough;
If you have fever, cough and difficulty breathing seek medical care early and share previous travel history with your health care provider;
- When visiting live markets in areas currently experiencing cases of novel coronavirus, avoid direct unprotected contact with live animals and surfaces in contact with animals;
- The consumption of raw or undercooked animal products should be avoided. Raw meat, milk or animal organs should be handled with care, to avoid cross-contamination with uncooked foods, as per good food safety practices.

Không ăn động vật chết nghi do nhiễm bệnh

Thực hiện an toàn vệ sinh, ăn chín uống sôi 



Rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật, không chạm vào vật nuôi đang bị bệnh, không chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ

Khi tay bẩn cần rửa với xà phòng, các sản phẩm tẩy rửa có cồn

Rửa tay sau khi ho, hắt hơi, trong thời gian bị bệnh, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay có vết bẩn, sau khi tiếp xúc với động vật hoặc vết bẩn của động vật 
Tránh tiếp xúc với người đang ốm (đặc biệt tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng người bệnh. Hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã, nhất là trong những khu vực có dịch bệnh

Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, bỏ giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng. Rửa tay sạch sẽ sau khi ho, hắt hơi, sau khi chăm sóc người bệnh

Với người làm việc trong các chợ hải sản, khu vực ẩm ướt, thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật hoặc các sản phẩm từ động vật. Khử trùng khu vực làm việc bằng các dung dịch sát khuân ít nhất 1 lần mỗi ngày

Phòng bệnh khi đi du lịch: Không đi du lịch khi có dấu hiệu sốt hoặc cúm. Khi có dấu hiệu sốt, ho, cần đến cơ sở y tế để được theo dõi đồng thời thông báo cho cơ sở y tế lịch sử lưu trú trước đây

Phòng bệnh khi đi du lịch: Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh tiếp xúc với động vật, nhất là động vật nghi nhiễm bệnh

Phòng bệnh khi đi du lịch: Tránh tiếp xúc với người đang ốm, có dấu hiệu ho, sốt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng

Phòng bệnh khi đi du lịch: Khi ho hoặc hắt hơi phải che miệng bằng khăn giấy, bỏ giấy vào thùng rác và rửa tay ngay sau khi sử dụng. Khi sử dụng khẩu trang phải che kín mũi và miệng, hạn chế chạm vào khẩu trang. Bỏ khẩu trang vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa tay với xà phòng

Nguồn: WHO
Neverland

Posted in

Spread the love

VÌ SAO TRẺ CHẬM NÓI

Trẻ chậm nói là những trẻ có khả năng ngôn ngữ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác có cùng độ tuổi phát triển. Trong suy nghĩ của nhiều người, trẻ bị chậm nói không nguy hiểm và không đáng lo. Tuy nhiên nếu không nhận biết và can thiệp sớm, chậm nói cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn về lâu dài cho trẻ.


Trẻ chậm nói nguyên nhân do đâu?

Chậm nói là gì?

Ở trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển về mặt sinh học theo từng mốc thời gian nhất định. Tuy nhiên có những trẻ khi đạt đến mốc thời gian này chưa có hoặc có sự phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bé cùng độ tuổi. Đây được xem là tình trạng chậm nói ở trẻ.

Có một số mốc thời gian quan trọng thường được xem là căn cứ để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Đó là các mốc: 3 - 6 tháng, 6 - 9 tháng, 9 - 12 tháng, 12 - 15 tháng, 2 tuổi, 2,5 - 4 tuổi.

Trẻ chậm nói nguyên nhân do đâu?

Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có 3 nhóm nguyên nhân thường gặp nhất, đó là:

Chậm nói do tâm lý

là dạng chậm nói rất phổ biến, thường xảy ra do thiếu tương tác giữa bố mẹ và con cái, trẻ bị ảnh hưởng tâm lý do một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Ngoài ra, việc bỏ bê hoặc nuông chiều trẻ quá mức cũng là một trong những yếu tố góp phần gây ra tình trạng chậm nói.

Chậm nói do bệnh lý 

Bao gồm các bệnh liên quan đến những khiếm khuyết não bộ, các bệnh lý gây khiếm khuyết cơ quan phát âm: tai, mũi, họng,...)

Hội chứng tự kỷ

Ở những trẻ mắc hội chứng tự kỷ, chậm nói cũng là một trong những dấu hiệu rất thường gặp. Đây là một trong những hội chứng có liên quan đến gen, gây ra những rối loạn phát triển thần kinh bất thường ở trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ chậm nói thì đều là tự kỷ, việc đánh giá trẻ chậm nói hay tự kỷ cần phải qua thăm khám để có kết luận chính xác nhất

Biên tập: Neverland Saigon
Neverland

Posted in

Spread the love